{SOS} 6 nguyên nhân khiến cholesterol tăng cao và cách điều trị
17/06/2021
Khi mắc bệnh mỡ máu cao, 90% người bệnh đều có chung thắc mắc là: Nguyên nhân nào khiến cholesterol tăng cao và cách điều trị? Việc tăng cholesterol có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?
Để có cái nhìn tổng quát về bệnh, momautambinh xin được trả lời đầy đủ và cụ thể qua bài viết dưới đây. Bài viết được tham vấn bởi Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh.
1. Cholesterol cao là gì?
Theo Webmd, cholesterol là chất béo (giống như sáp) có trong màng tế bào của đại đa số các mô tổ chức trong cơ thể. Chúng được vận chuyển trong huyết tương của máu bởi 2 loại lipoprotein: Lipoprotein tải trọng thấp (LDL) và Lipoprotein tải trọng cao (HDL).
Chủ yếu, cholesterol được tổng hợp từ gan, một phần nhỏ được tìm thấy từ việc cơ thể hấp thụ thức ăn trong một số thực phẩm từ động vật, chẳng hạn như: Sữa, trứng, thịt lợn, thịt gia cầm…
2. Thành phần chính của cholesterol
Cholesterol toàn phần chính là lượng cholesterol tổng thế, bao gồm 3 thành phần: HDL-Cholesterol, triglyceride, LDL-Cholesterol.
LDL-Cholesterol (mỡ xấu) hay cholesterol xấu, là một loại lipoprotein có trong máu. Khi nồng độ LDL-c tăng cao, chỉ số này gây bất lợi cho cholesterol xâm nhập mạch máu, là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim…
HDL-Cholesterol (mỡ tốt) hay còn gọi là cholesterol tốt, có khả năng vận chuyển cholesterol dư thừa vào bên trong thành mạch máu và chuyển tới gan. Qua đó, giảm bớt nguy cơ xơ vữa động mạch và biến chứng tim mạch.
Triglyceride (chất béo trung tính) là thành phần khác của lipid máu. Cơ thể chúng ta sẽ tiêu thụ triglyceride ở dạng năng lượng tế bào di chuyển trong mạch máu.
>> Bạn có thể tìm hiểu về Cholesterol để biết cách phòng và điều trị hiệu quả:
3. Định lượng chỉ số cholesterol trong máu
Công thức tính cholesterol toàn phần như sau: Cholesrerol toàn phần= HDL-c + LDL-c + (triglyceride x 0.20).
Để thu được kết quả chính xác, xét nghiệm máu được thực hiện sau khi ăn 12 giờ đồng hồ, người bệnh có thể uống nước lọc.
Dựa vào chỉ số xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng cholesterol của bạn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Xếp loại | Thấp | Lý tưởng | Ranh giới cao | Cao |
Cholesterol toàn phần | <160mg/dL (5,1mmol/L) | 160 – <200mg/dL
(5,1mmol/L) |
200-<239mg/dL
(5,1-6,2mmol/L) |
≥ 240mg/dL
(6,2mmol/L) |
4. 6 nguyên nhân gây tăng cholesterol cao
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng cholesterol trong máu, cụ thể:
4.1. Yếu tố di truyền
Tiền sử gia đình bị cholesterol cao thì nguy cơ mắc bệnh này của bạn cũng cao hơn người bình thường. Điều này được giải thích là do gen điều khiển cơ thể xử lý cholesterol và chất béo của bạn được di truyền từ bố mẹ sang bạn.
4.2. Chế độ ăn uống không lành mạnh
Sử dụng nhiều thực phẩm chứa chất béo no như: Sữa, kem, phomai, bánh ngọt, nội tạng động vật, thịt đỏ… Hay những món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu.
4.3. Lười vận động
Những người ngồi hoặc nằm quá nhiều, lười vận động có nguy cơ bị cholesterol trong máu cao. Việc duy trì thói quen luyện tập thể dục giúp giảm triglyceride, đồng thời tăng HDL-Cholesterol trong máu.
4.4. Tuổi tác và giới tính
Tuổi càng cao, nồng độ cholesterol trong máu càng lớn. Thông thường, khi bắt đầu bước sang tuổi 20, nồng độ cholesterol bắt đầu tăng lên.
Về giới tính, phụ nữ sau mãn kinh có nồng độ cholesterol tăng cao hơn đàn ông. Nguyên nhân là do suy giảm estrogen.
4.5. Căng thẳng thần kinh
Một nghiên cứu đã chỉ ra, căng thẳng thần kinh, thường xuyên stress làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu trong thời gian dài. Nguyên nhân là do, khi căng thằng, hầu hết chúng ta đều tìm đến thức ăn nhiều chất béo bão hòa, đồ ngọt để an ủi mình. Điều này vô tính làm tăng lượng cholesterol trong máu.
4.6. Tác dụng phụ của thuốc
Việc lạm dụng thuốc an thần, thuốc tránh thai, corticosteroid… có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng tăng cholesterol trong máu.
Ngoài ra, việc sử dụng rượu thường xuyên hay mắc phải bệnh lý tiểu đường, suy giáp cũng có nguy cơ bị cholesterol cao.
5. Đối tượng nào có nguy cơ bị cholesterol trong máu cao
Những trường hợp sau có nguy cơ tăng cholesterol:
- Tiền sử gia đình có người cholesterol trong máu cao
- Chế độ ăn uống nhiều chất béo
- Thừa cân béo phì
- Uống rượu nhiều
- Mắc bệnh tiểu đường, thận, suy giáp
6. Cholesterol cao có nguy hiểm không?
Cholesterol tăng cao thường không có biểu hiện rõ rệt, nếu có cũng rất ít, tuy nhiên chúng lại gây ra biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe, cụ thể:
- Cholesterol tăng cao, lâu dần mỡ xấu sẽ bám vào thành mạch máu gây xơ vữa động mạch.
- Xơ vữa động mạch khiến cho máu khó lưu thông, nếu gây bít tắc ở mạch máu não có thể dẫn tới tai biến mạch máu não.
- Hiện tượng bít tắc mạch máu diễn ra ở tim khiến máu đến tim chậm gây nhồi máu cơ tim.
- Cholesterol tăng cao có thể dẫn tới gan nhiễm mỡ.
Ngoài ra, cholesterol cao còn có nguy cơ bị tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh thính giác…
Với những biến chứng nguy hiểm trên, không ít người băn khoăn, lo lắng và đi tìm phương pháp điều trị. Vậy, cách điều trị là gì? Đâu là giải pháp an toàn, hiệu quả?
7. Phương pháp điều trị cholesterol cao
Tùy vào nồng độ cholesterol và tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên hoặc phác đồ điều trị phù hợp.
7.1. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt
Giải pháp này phù hợp với những người có nồng độ cholesterol chưa quá cao hoặc nguyên nhân gây bệnh là do thói quen ăn uống, sinh hoạt.
- Thực hiện chế độ ăn ít chất béo bão hòa, lựa chọn thịt nạc, thịt gà, hoa quả, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt.
- Tránh thực phẩm chiên rán, nhiều dầu, nhiều carbonhydrate bằng món ăn luộc, hấp.
- Bổ sung thực phẩm chứa axit béo omega-3 như: Cá hồi, cá thu, cá trích, hạt lanh, hạnh nhân…
- Tránh uống quá nhiều rượu bia.
- Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút/tuần bằng những bài thể dục phù hợp với tình trạng sức khỏe.
- Bỏ thuốc lá.
7.2. Thuốc tân dược
Một số trường hợp cholesterol quá cao có thể cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Statin là thuốc thường được chỉ định trong điều trị cholesterol trong máu cao. Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ức chế gan sản xuất cholesterol. Đồng thời, statin gián tiếp làm giảm LDL-Cholesterol và triglyceride trong máu.
Một số loại thuốc trong nhóm statin:
- Atorvastatin
- Fluvastatin
- Rosuvastatin
- Slimvastatin
Ngoài ra, một số loại thuốc khác cũng được chỉ định trong điều trị cholesterol trong máu cao như:
- Niacin làm tăng HDL
- Ezetimibe – Chất ức chế hấp thu cholesterol
- Resins làm tăng ly giải cholesterol
- Nhóm thuốc Fibrates: Fenofi brate, Gemfi brozil…
*/Lưu ý: Những thuốc tây kể trên phải được sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Người dùng không được tự ý dùng thuốc.
7.3. Bài thuốc dân gian
Bên cạnh 2 giải pháp trên, người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc dân gian dưới đây để cải thiện tình trạng cholesterol cao.
- Lá sen: Sử dụng 100g lá sen khô hãm trà, uống thay nước lọc.
- Giảo cổ lam: Sử dụng 100g giảo cổ lam khô, hãm trà hoặc sắc với 2 lít nước uống hàng ngày.
- Tỏi và chanh: 5 tép tỏi, 3 quả chanh cho vào xay nhuyễn sau đó hòa trong nồi nước 2 lít, đun sôi. Lọc hỗn hợp lấy nước rồi bảo quản trong tủ lạnh, mỗi ngày dùng 200ml, kiên trì sẽ thấy hiệu quả.
- Đậu nành: Làm sữa đậu nành, mỗi ngày uống 1-2 cốc sữa từ đậu nành, không được hoặc ăn táo phớ, đậu phụ để hạ cholesterol trong máu.
7.4. Trà giảm cholesterol trong máu
Có rất nhiều loại trà giúp giảm mỡ máu, nguyên liệu từ các thảo dược trong vườn nhà bạn.
Trà xạ đen: 50g lá xạ đen đun với 1,5 lít nước trong 5 phút. Sau đó, chắt lấy nước uống thay trà.
Trà lá sen: Lá sen cũng là thảo dược được nghiên cứu có công dụng hạ mỡ máu, giảm cholesterol. Mỗi ngày 1 lá sen đun với nước, uống thay nước lọc sau 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.
Trà Sơn tra: Có tác dụng chuyển hóa thức ăn, hỗ trợ hệ tiêu hóa, thông mạch, giảm mảng bám thành mạch máu. Mỗi ngày 15g Sơn tra, hãm với nước nóng, uống như uống trà.
8. Lời khuyên từ chuyên gia
Tăng cholesterol do yếu tố di truyền thì không thể ngăn ngừa được. Nhưng nếu như xuất phát từ chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày thì bạn hoàn toàn có thể phòng bệnh để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe.
- Kiểm tra cholesterol trong máu thường xuyên để sớm phát hiện bệnh và điều chỉnh kịp thời.
- Duy trì lối sống ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý.
- Luyện tập thể dục thường xuyên.
- Tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.
Bài viết cholesterol tăng cao và cách điều trị từ chuyên gia hi vọng sẽ giúp bạn có phương pháp cải thiện bệnh cũng như cũng phòng ngừa. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc nào về bệnh, vui lòng liên hệ hotline 0865344349 để được chuyên gia tư vấn, giải đáp.