Rối loạn mỡ máu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

04/06/2021

Không phải bệnh cấp tính, nhưng rối loạn mỡ máu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Vậy rối loạn mỡ máu là bệnh gì? Triệu chứng như thế nào? Cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

1. Rối loạn mỡ máu là bệnh gì?

Rối loạn mỡ máu (hay còn gọi là rối loạn lipid máu, mỡ máu cao) là tình trạng tăng, giảm bất thường các chỉ số mỡ máu. Sự thay đổi của các chỉ số mỡ máu được thể hiện cụ thể:

  • Tăng cholesterol toàn phần
  • Tăng triglyceride
  • Tăng LDL-Cholesterol (mỡ xấu)
  • Giảm HDL-Cholesterol (mỡ tốt)

Nồng độ của các chỉ số mỡ máu được cụ thể như sau:

Chỉ số xét nghiệm mỡ máu

2. Triệu chứng của rối loạn mỡ máu

Hầu hết những người bị rối loạn chuyển hóa mỡ máu không có biểu hiện điển hình hoặc nếu có cũng không rõ ràng. Tuy nhiên, một số biểu hiện sau cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh mỡ máu:

2.1. Huyết áp không ổn định

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi bị mỡ máu là người bệnh thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, ăn không tiêu, huyết áp không ổn định. Huyết áp khi tăng, khi giảm, thay đổi thường xuyên. Vì vậy, nếu có biểu hiện này, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị bệnh.

2.2. Chân tay tê bì và lạnh

Nồng độ cholesterol trong máu tăng cao, lâu dần sẽ hình thành các mảng xơ vữa, bám vào thành mạch. Điều này cản trở quá trình lưu thông máu đến các chi dẫn tới hiện tượng đau nhức, sưng tấy. Ngoài ra, do thiếu máu lên chân nên gây ra hiện tượng lạnh chân.

Triệu chứng của rối loạn mỡ máu
Triệu chứng của rối loạn mỡ máu

2.3. Đau tức ngực

Những cơn đau ngực thường đến thoáng qua và mất đi mà không cần điều trị. Nguyên nhân là do lượng mỡ trong máu tăng cao đột ngột. Triệu chứng thường xảy ra ở giai đoạn đầu khi bệnh mới chớm bị. Vì vậy, nếu triệu chứng này lặp đi lặp lại liên tục, hoặc có cảm giác khó chịu như bị đè nặng ở vùng ngực thì nên đi khám ngay.

2.4. Đau đầu, chóng mặt

Người bị mỡ máu cao thường có biểu hiện đau đầu, chóng mặt. Nguyên nhân gây ra triệu chứng này là do mỡ dư thừa tích tụ trong lòng mạch, tạo thành các mảng bám, cản trở quá trình lưu thông máu tới não.

Giai đoạn đầu, triệu chứng này không xuất hiện thường xuyên hoặc nếu có thì cũng ở mức độ nhẹ, không rõ ràng. Chính vì vậy, người bệnh thường nhầm tới các bệnh lý khác như: rối loạn tiền đình, thiếu máu não…

2.5. Khó tiêu, táo bón

Rối loạn chuyển hóa mỡ máu cũng gây ra các biểu hiện ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa như: khó tiêu, đầy hơi… Hiện tượng này là do chất béo dư thừa trong máu và gan ảnh hưởng tới quá trình trao đối chất và tiêu hóa. Biểu hiện khó tiêu này còn được thể hiện rõ khi bạn liên tục ăn những thực phẩm giàu chất béo như: Pizza, KFC, xúc xích…

Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải một số triệu chứng như: Đổ mồ hôi lạnh, nôn hoặc buồn nôn, khó ngủ, chán ăn, có thể ngất…

3. Nguyên nhân gây bệnh mỡ máu cao

Nguyên phát và thứ phát là 2 nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh rối loạn mỡ máu. Cụ thể:

3.1. Rối loạn mỡ máu nguyên phát

Rối loạn chuyển hóa mỡ máu nguyên phát là do biến đổi gen dẫn đến tình trạng tăng cholesterol toàn phần, triglyceride, LDL-Cholesterol và đồng thời giảm HDL-Cholesterol (mỡ tốt).

Các trường hợp có nguy cơ bị rối loạn mỡ máu nguyên phát như:

  • Tăng triglyceride tiên phát: Di truyền gen lặn, người bệnh không bị béo phì, tuy nhiên gan có lá lách lớn, kèm theo thiếu máu, tiểu cầu giảm, nhồi máu lách và viêm tụy cấp.
  • Tăng lipid máu hỗn hợp: Khả năng di truyền trong gia đình, nguyên nhân là do tăng tổng hợp hoặc giảm các lipoprotein. Biểu hiện: Béo phì, kháng insulin, tiểu đường type II, tăng acid uric trong máu…

3.2. Rối loạn mỡ máu thứ phát

Do chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học

Thói quen ăn uống, sinh hoạt dưới đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng mỡ máu, cụ thể:

  • Dung nạp quá nhiều thực phẩm chứa cholesterol, thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.
  • Thường xuyên uống rượu bia.
  • Lười vận động dẫn đến thừa cân, béo phì.
  • Căng thẳng, áp lực liên tục trong thời gian dài.
Uống nhiều rượu bia gây rối loạn chuyển hóa mỡ máu
Uống nhiều rượu bia gây rối loạn chuyển hóa mỡ máu

Do bệnh lý hoặc tác dụng phụ của thuốc

Những người mắc bệnh lý hoặc sử dụng thuốc dưới đây cũng có nguy cơ bị máu nhiễm mỡ:

  • Đái tháo đường: Enzyme lipoprotein lipase làm tăng triglyceride.
  • Hội chứng Cushing: Giảm dị hóa lipoprotein do giảm hoạt tính enzyme lipoprotein.
  • Bệnh thận: Những người bị thận hư có khả năng làm tăng VLDL và LDL do gan tổng hợp nhằm bù vào lượng protein trong máu được đào thải qua đường nước tiểu.
  • Thuốc bổ sung estrogen của nữ: Làm tăng triglyceride do tăng tổng hợp lipoprotein ở tỷ trọng thấp.

Mỡ máu Tâm Bình – Hỗ trợ hạ mỡ máu, giảm mỡ gan 

Chứng nhận: Hàng Việt Nam Chất lượng cao

Tìm hiểu thêmMua ngay

4. Phương pháp chẩn đoán

Do bệnh không có biểu hiện cụ thể, nên để chấn đoán chính xác bệnh mỡ máu, bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả xét nghiệm máu. Nếu một trong 4 các chỉ số vượt ngưỡng cho phép như bảng ở trên thì tức là người bệnh bị mỡ máu cao.

Ngoài ra, một số bệnh viện, phòng khám còn đưa ra mốc khác nhau để chẩn đoán bệnh, cụ thể:

  • HDL-Cholesterol ở mức bình thường: Phụ nữ <1,29 mmol/L, nam giới <1,03 mmol/L.
  • LDL-Cholesterol bình thường <2,58mmol/L, ngưỡng cận cao 3.36 – 4.11mmol/L, ngưỡng cao 4.14 – 4.89 mmol/l, ngưỡng rất cao 4.91 mmol/L.
  • Triglyceride bình thường < 1.7 mmol/L, ngưỡng cận cao 7 – 2.25 mmol/L, ngưỡng cao 2.26 – 5.64mmol/L, ngưỡng cận cao >5.65mmol/L.
Xét nghiệm mỡ máu
Xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh mỡ máu

5. Điều trị rối loạn mỡ máu như thế nào?

Rối loạn mỡ máu là bệnh lý nguy hiểm bởi, nếu không được kiểm soát mỡ xấu lâu dần sẽ bám vào các thành mạch máu, tạo thành mảng xơ vữa. Điều này sẽ cản trở quá trình lưu thông máu tới não, tim và dẫn tới biến chứng như: Tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tiểu đường… Vì vậy, sau khi phát hiện cần được điều trị kịp thời.

Mỡ máu cao là bệnh lý mạn tính cần kiên trì điều trị. Để ổn định mỡ máu, Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo người bệnh nên kết hợp 3 yếu tố: Dinh dưỡng khoa học, vận động hợp lý và sử dụng thuốc, sản phẩm hỗ trợ phù hợp.

Với nhiều người, việc nghiêm túc thực hiện ăn uống, tập luyện khoa học trong thời gian dài là hết sức khó khăn bởi thói quen sinh hoạt, phong tục tập quán, đặc thù công việc, hoàn cảnh kinh tế…

Vì vậy, để giảm nhanh mỡ máu trong thời gian ngắn, người bệnh thường sử dụng nhóm thuốc Statin. Tuy nhiên, do không tác động đến căn nguyên gây bệnh, mỡ máu dễ tăng lại khi dừng uống. Trong khi đó, sử dụng Statin với thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là gan, thận, khiến bệnh dai dẳng hơn.

Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng (Nguyên phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh – Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam) cho biết: Gan là cơ quan chính có nhiệm vụ chuyển hóa và đào thải mỡ dư thừa trong cơ thể. Muốn giảm mỡ máu hiệu quả, cần chủ động bồi bổ và bảo vệ gan bằng cách lựa chọn các sản phẩm vừa hỗ trợ giảm mỡ máu, vừa hỗ trợ tăng cường chức năng gan. Người bệnh nên ưu tiên sản phẩm thảo dược để đảm bảo an toàn, hạn chế tác dụng phụ khi dùng lâu dài.

6. Giảm mỡ máu hiệu quả bằng giải pháp tự nhiên

Hiện nay việc kết hợp các thảo dược tự nhiên với tinh chất hiện đại đã trở thành xu hướng hàng đầu trong điều trị mỡ máu cao. Đây cũng là giải pháp an toàn, bền vững được các chuyên gia khuyên dùng.

6.1. Hệ thống thảo dược giảm mỡ máu trong Y học cổ truyền

Để điều trị rối loạn mỡ máu, Y học cổ truyền nước ta thường sử dụng một số thảo dược như:

Nần vàng chứa hoạt chất Diosgenin giúp tăng Cholesterol tốt và giảm Cholesterol xấu; ngăn chặn sự tích tụ mảng bám trên thành mạch. Từ đó giảm nguy cơ xơ vữa động mạch gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Lá sen: có tính thanh nhiệt, bình can, chỉ huyết. Hợp chất Flavonoid trong lá sen có tác dụng chống oxy hóa lipid màng tế bào gan. Vì vậy, tốt cho người bệnh gan nhiễm mỡ, giảm mỡ máu, chống xơ vữa mạch. Từ đó dự phòng các bệnh lý tim mạch.

Ngoài ra, các dược liệu như Trạch tả, Sơn Tra, Ngưu tất, Giảo cổ lam, Actiso cũng rất hiệu quả trong giảm mỡ máu. Trong đó, Trạch tả có tác dụng hạ mỡ máu, giảm huyết áp, giảm chứng co thắt mạch vành. Sơn tra và Ngưu tất kết hợp với nhau có thể thúc đẩy cơ quan tiêu hóa tiêu mỡ, Giảo cổ lam ngoài giảm mỡ máu còn giảm mỡ gan…

 

thảo dược giảm mỡ máu

6.2. Bộ đôi tinh chất giảm mỡ máu được khoa học nghiên cứu

Trên thế giới, các nhà khoa học cũng nghiên cứu thành công các chiết xuất thảo dược dùng cho người có mỡ máu, cholesterol cao. Trong đó, Nanocurcumin dạng lỏng (CHLB Đức) và Bergamot chiết xuất từ Cam Địa Trung Hải là 2 tinh chất vượt trội hơn cả, đạt chuẩn an toàn GRAS của FDA Hoa Kỳ.

Nanocurcumin dạng lỏng được các nhà khoa học Đức nghiên cứu bằng việc ứng dụng công nghệ màng bao Mixel. Nhờ vậy, tinh chất này có khả năng tan hoàn toàn trong nước, độ hấp thu tăng 185 lần Curcumin thông thường, gấp 2-4 lần Nanocurcumin dạng bột. Tinh chất này có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ máu, mỡ gan, dự phòng biến chứng tim mạch.

Cam Bergamot là thực vật đặc hữu ở Calabria (miền Nam nước Ý). Loại thảo dược này được người dân địa phương sử dụng như một bí quyết giúp ổn định Cholesterol trong máu, bảo vệ sức khỏe tim mạch.

cam bergamot báo skds

Các nhà khoa học đã tiến hành hơn 440 nghiên cứu khác nhau để chứng minh công dụng hạ mỡ máu của thảo dược này. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, chiết xuất cam Bergamot được chuẩn hóa chứa hơn 38% Flavonoid hoạt tính sinh học cao. Trong đó, có 2 phân tử là Neohesperindin và Narigin giúp ức chế enzyme HMG-CoA reductase tổng hợp mỡ tại gan. Từ đó, hỗ trợ giảm đồng thời cả 3 chỉ số mỡ xấu là Cholesterol toàn phần, Triglyceride và LDL-Cholesterol.

Ngoài ra, loại cam quý này còn có tác dụng ức chế quá trình oxy hóa các hạt LDL-Cholesterol, ngăn chặn sự liên kết mỡ xấu lắng đọng ở thành mạch. Từ đó, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch dẫn đến các bệnh lý tim mạch nguy hiểm.
Biểu đồ sử dụng cambergamot
Sử dụng Bergamote giúp cải thiện tất cả các chỉ số mỡ máu (BPF = Bergamot Polyphenolic Fraction – Chiết xuất Bergamote)

Chiết xuất Bergamot được ví như “Statin tự nhiên”, với hơn 440 nghiên cứu trong hỗ trợ giảm mỡ máu, cholesterol. Nanocurcumin dạng lỏng có tính hấp thu gấp 185 lần curcumin thông thường, tan hoàn toàn trong nước, sử dụng công nghệ tách dầu nên không gây nóng cho cơ thể.

MỠ MÁU CAO – DÙNG NGAY MỠ MÁU TÂM BÌNH HỖ TRỢ

Phát huy thế mạnh nguồn thảo dược nổi tiếng trong Y học Cổ truyền kết hợp công nghệ bào chế hiện đại, Mỡ máu Tâm Bình có sự kết hợp của 7 thảo dược quý gồm: Giảo cổ lam, Actiso, Lá sen, Trạch tả, Nần vàng, Ngưu tất, Sơn tra; cùng 2 tinh chất: Cam Bergamot và Nanocurcumin đạt chứng nhận an toàn GRAS của FDA Hoa Kỳ.

mỡ máu Tâm Bình hỗ trợ giảm mỡ máu, mỡ gan
TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol, gan nhiễm mỡ

Tác dụng

Với sự kết hợp hài hòa giữa Y học Cổ truyền và Khoa học hiện đại, Mỡ máu Tâm Bình có tác dụng hỗ trợ:

  • Giảm mỡ máu, giảm Cholesterol và Triglyceride.
  • Giảm mỡ gan, giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ.
  • Thanh nhiệt, bảo vệ gan.
  • Giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu gây huyết áp cao, tai biến mạch máu não.

(*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh)

Mỡ máu Tâm Bình đạt chứng nhận “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, “Top 1 hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích 2021”. Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc và điểm bán trên toàn quốc. Thông tin chi tiết liên hệ hotline 0343.44.66.99.

Bài viết này có hữu ích cho bạn không?
79
7
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài liên quan

0343446699
popupn Background