Các cấp độ gan nhiễm mỡ – Phương pháp chẩn đoán và cách điều trị
26/06/2021
Gan nhiễm mỡ là bệnh lý tiềm ẩn biến chứng nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn tới viêm gan, xơ gan hoặc ung thư gan. Vì vậy, việc tìm hiểu bệnh gan nhiễm mỡ là gì? Có mấy cấp độ gan nhiễm mỡ? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Sẽ giúp bạn và gia đình phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.
1. Các cấp độ gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ được hiểu là sự tích tụ bất thường mỡ thừa trong gan. Tùy vào lượng chất béo chiếm bao nhiêu phần trăm trọng lượng gan để phân chia cấp độ bệnh.
Cụ bệnh, bệnh gan nhiễm mỡ có 3 cấp độ.
1.1. Gan nhiễm mỡ độ 1
Giai đoạn đầu tiên của bệnh gan nhiễm mỡ. Lúc này, lượng mỡ thừa tích tụ trong gan chiếm khoảng 5-10% tổng trọng lượng của gan.
Gan nhiễm mỡ độ 1 chưa ảnh hưởng nhiều đến chất lượng gan, biểu hiện cũng không rõ ràng. Do đó, việc điều trị cũng đơn giản hơn, người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt của mình theo lời khuyên của bác sĩ.
Tuy nhiên, giai đoạn 1 là tiền đề phát triển của bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể sẽ tiến triển sang giai đoạn 2,3.
1.2. Gan nhiễm mỡ độ 2
Đây là giai đoạn sau của gan nhiễm mỡ độ 1, ở cấp độ này mỡ thừa chiếm 10-20% trọng lượng gan. Mặc dù bệnh ở giai đoạn 2 nặng hơn nhưng vẫn chưa có triệu chứng cụ thể.
Tuy nhiên, ở giai đoạn 2 các bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ nếu chú ý sẽ thấy một vài biểu hiện như: Người mệt mỏi, chán ăn, hệ tiêu hóa kém, thường xuyên đầy bụng, khó tiêu… Tuy nhiên, triệu chứng không điển hình nên hầu hết mọi người thường bỏ quên hoặc nghĩ rằng đó là biểu hiện thông thường.
Với những trường hợp gan nhiễm mỡ độ 2, khi thực hiện các thủ thuật xét nghiệm, siêu âm, sẽ thấy các mô mơ xuất hiện trên nhu mô và cơ hoành của gan. Ngoài ra, đường bờ tĩnh mạch cũng giảm và khó xác định.
Tuy nhiên, bệnh nhân không nên quá lo lắng, ở giai đoạn này vẫn có thể điều trị được nếu kiên trì thay đổi lối sống kết hợp sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược.
1.3. Gan nhiễm mỡ độ 3
Cấp độ cuối cùng của bệnh gan nhiễm mỡ, lúc này mỡ tích tụ trong gan chiếm 30% trọng lượng gan. Nếu không được phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời, người bệnh sẽ gặp phải nguy cơ biến chứng: Viêm gan, xơ gan, ung thư gan.
Vì đây là mức độ nặng nên triệu chứng cũng rõ rệt hơn, người bệnh có biểu hiện: mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, vàng da, vàng mắt, đau tức hạ sườn phải, sao mạch…
Ngoài ra, một số người có thể tìm hiểu về gan nhiễm mỡ độ 4, tuy nhiên cấp độ 4 có thể được hiểu là giai đoạn biến chứng của bệnh gan nhiễm mỡ, có thể diễn tiến ra xơ gan, ung thư gan.
2. Phương pháp xét nghiệm chẩn đoán các cấp độ gan nhiễm mỡ
Bệnh gan nhiễm mỡ không có biểu hiện cụ thể, do vậy việc chẩn đoán dựa vào triệu chứng gặp khó khăn. Để biết chính xác bạn có bị gan nhiễm mỡ hay không, bác sĩ sẽ chỉ định một vài thủ thuật:
2.1. Điều tra tiền sử bệnh
Bác sĩ sẽ hỏi các câu hỏi liên quan tới tiền sử rượu bia, thói quen ăn uống, sinh hoạt, có đang sử dụng thuốc tây nào không, có mắc bệnh mạn tính nào không…
2.2. Khám sức khỏe
Khám tổng quan toàn bộ sức khỏe, kiểm tra các vấn đề về gan.
2.3. Xét nghiệm máu
Dựa vào chỉ số xét nghiệm máu để xác thực nồng độ: ALT, AST…, qua đó bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng sức khỏe của gan.
Chỉ số | Chỉ số bình thường (UI/L) |
AST | 20-40 |
ALT | 20-40 |
ALP | 35-115 |
GGT | 3-60 |
Nếu các chỉ số xét nghiệm vượt ngưỡng trên, tức là bạn có dấu hiệu bị gan nhiễm mỡ.
2.4. Chẩn đoán hình ảnh
Siêu âm, chụp cắt lớp (CT), chụp cộng hưởng MRT… hình ảnh thu được hiển thị sự tồn tại của chất béo tích tụ trong gan, từ đó có thể phân loại các cấp độ gan nhiễm mỡ.
Hiện nay, siêu âm là phương pháp phát hiện bệnh nhanh, chính xác nhất. Tùy vào từng mức độ sẽ thể hiện khác nhau qua hình ảnh siêu âm.
Gan nhiễm mỡ độ 1: Tình trạng gan chỉ tăng âm nhẹ, mức độ hút âm chưa đáng kể, vẫn xác định được cơ hoành và đường bờ các tính mạch trong lá gan.
Gan nhiễm mỡ độ 2: Tăng lan tỏa độ hồ âm và hút âm, khả năng xác định được cơ hoành và đường bờ tĩnh mạch bị giảm.
Gan nhiễm mỡ độ 3: Độ hồi âm và hút âm gia tăng rõ rệt, không thể xác định được cơ hoành và đường bờ các tĩnh mạch trong gan.
2.5. Sinh thiết gan
Nếu nghi ngờ xơ gan, bác sĩ sẽ chỉ định lấy mẫu mô từ gan để thực hiện xét nghiệm sinh thiết gan.
3. Gan nhiễm mỡ có chữa được không?
Gan nhiễm mỡ hoàn toàn có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ bạn đang gặp phải. Nếu ở cấp độ 1,2 bạn có thể cải thiện bệnh bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt. Trường hợp cấp độ 3, cần thực hiện nghiêm túc chỉ định của bác sĩ.
Hiện nay, không có phương pháp điều trị riêng dành cho bệnh gan nhiễm mỡ. Tất cả các giải pháp chỉ tập trung điều trị theo nguyên tắc giảm thiểu nguyên nhân gây bệnh và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
4. Cách điều trị gan nhiễm mỡ
Phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả phụ thuộc vào việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh.
Gan nhiễm mỡ do nghiện rượu: ngưng uống rượu
Do thừa cân, béo phì: giảm cân
Do dùng thuốc tân dược: Ngưng các loại thuốc đang sử dụng lại và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.
Do tiểu đường: Kiểm soát lượng đường trong máu.
Tùy vào tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh sẽ có phương án phù hợp. Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo 3 cách điều trị phổ biến sau:
4.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt
Với những trường hợp mắc bệnh gan nhiễm mỡ độ 1 và 2, gan nhiễm mỡ không do rượu. Người bệnh chưa vội dùng thuốc mà có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt. Bởi, đây là nguyên nhân chủ đạo gây ra bệnh.
- Kiêng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.
- Giữ cân nặng ở mức hợp lý, giảm cân nếu thừa cân béo phì.
- Bổ sung thực phẩm nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc.
- Tránh thực phẩm nhiều chất béo, đồ chiên rau, dầu mỡ.
- Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Uống đủ nước và nghỉ ngơi hợp lý để hồi phục sức khỏe.
4.2. Sử dụng thuốc
Hiện nay không có loại thuốc nào điều trị trực tiếp mỡ lắng đọng ở gan (gan nhiễm mỡ), tuy nhiên bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc như:
- Bổ sung các loại vitamin nhóm B, E, C để tăng khả năng hòa tan chất béo dư thừa, cải thiện chức năng gan.
- Choline: có tác dụng giảm triệu chứng và tổn thương ở gan.
- Methionin: Thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ ở gan, cải thiện chức năng gan, bảo vệ gan.
- Acid amin: Phù hợp với những người bị rối loạn mỡ máu.
*/Lưu ý: Người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
4.3. Điều trị gan nhiễm mỡ bằng thảo dược dân gian
Dân gian xưa nay đã lưu truyền các bài thuốc giảm mỡ gan hiệu quả từ thảo dược như: Lá sen, Giảo cổ lam, Sơn tra (táo mèo), Nần nghệ…
Bài thuốc Giảo cổ lam: 10g Giảo cổ lam, 10g Xạ đen. Cho vào bình thủy tinh cùng nước sôi, thực hiện như hãm trà, uống hàng ngày.
Nần nghệ: Lấy 15g củ Nền nghệ khô hoặc 40g củ tươi, rửa sạch, sắc với 500ml nước, đun cạn chừng còn 300ml tắt bếp. Uống sau bữa ă n 30 phút để có hiệu quả.
Lá sen: 20g lá sen khô hãm trà uống hàng ngày. Có thể cho thêm cánh hoa sen hoặc nhị nếu muốn hương thơm và dễ ngủ hơn.
Bài viết trên đã tổng hợp đầy đủ triệu chứng và cách điều trị của các cấp độ gan nhiễm mỡ. Biến chứng của bệnh nguy hiểm hơn chúng ta nghĩ. Vì vậy, nếu chưa mắc phải hãy thực hiện phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đừng đợi cho tới khi mang bệnh mới đi tìm phương pháp điều trị.
XEM THÊM:
- Đừng mắc 4 sai lầm điều trị mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ này
- Điều trị gan nhiễm mỡ Lựa chọn Đông y hay Tây y?