Cholesterol toàn phần là gì? Nguyên nhân tăng cao và cách điều trị
28/07/2021
Cholesterol toàn phần là một trong 4 chỉ số quan trọng để chẩn đoán bệnh mỡ máu cao. Từ đó kiểm soát và phòng ngừa các biến chứng hiệu quả. Vậy chỉ số này là gì, nguyên nhân cholesterol toàn phần cao và có cách nào điều trị hiệu quả, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Cholesterol toàn phần là gì?
Cholesterol là chất béo cần thiết cho cơ thể. Bản chất của cholesterol không xấu. Chúng đóng vai trò để xây dựng màng tế bào, tạo ra vitamin và các hormone khác. Cholesterol cũng được tổng hợp từ gan và từ nguồn thức ăn từ động vật và thực vật. Nhưng khi cơ thể dư thừa cholesterol sẽ gây ra nhiều vấn đề.
Cholesterol toàn phần chính là tổng lượng cholesterol trong máu, bao gồm cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) và cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL) và chất béo trung tính, triglyceride.
Chỉ số cholesterol toàn phần cùng với các thành phần khác trong máu thay đổi có thể là cơ sở để dự đoán tình trạng sức khỏe như mỡ máu cao (rối loạn mỡ máu)
>>> Xem thêm: Rối loạn mỡ máu – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
2. Thành phần của cholesterol toàn phần
Trong cholesterol toàn phần bao gồm Cholesterol LDL, cholesterol HDL và triglyceride. Cụ thể:
2.1. HDL Cholesterol
HDL Cholesterol còn gọi là mỡ tốt, giúp đưa LDL cholesterol về gan để loại bỏ khỏi cơ thể, ngăn ngừa mảng bám cholesterol tích tụ trong động mạch.
Nếu duy trì HDL ổn định hoặc tăng có thể giảm nguy cơ đông máu, bệnh tim và đột quỵ.
2.2. LDL Cholesterol
LDL Cholesterol còn được gọi là mỡ xấu, thường bám vào thành mạch. Nếu LDL cholesterol tăng cao sẽ tích tụ các mảng xơ vữa trong lòng thành mạch. Mảng bám này có thểm làm hẹp động mạch, hạn chế lưu lượng máu và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Nếu cục máu đông này chặn động mạch trong tim hoặc não có thể gây ra nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
2.3. Chất béo trung tính Triglycerid
Triglycerid là một loại chất béo khác với cholesterol, chiếm 20% tổng lượng cholesterol toàn phần. Chúng đóng vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Khi dung nạp nhiều calo hơn mức sử dụng, cơ thể sẽ chuyển hóa calo dưới dạng chất béo trung tính ở trong các tế bào mỡ. Nếu bạn thường xuyên nạp nhiều calo hơn bình thường sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề về sức khỏe, bao gồm bệnh tim và đột quỵ.
3. Cholesterol toàn phần bao nhiêu là an toàn?
Để kiểm tra định lượng cholesterol toàn phần, cần thực hiện phương pháp xét nghiệm máu. Lưu ý, để cho kết quả chính xác, trước khi lấy máu, bạn nên nhịn ăn tối thiểu từ 9-12 giờ và chỉ nên uống nước lọc. Tốt nhất nên ăn nhẹ vào buổi tối hôm trước, không ăn sáng để kết quả phản ánh đúng hơn.
Chỉ số định lượng cholesterol toàn phần được tính bằng công thức: nồng độ HDL cholesterol + LDL cholesterol và 20% triglyceride.
Cụ thể:
Chỉ số Cholesterol toàn phần | Xếp loại |
<160 mg/dL | Thấp |
160 – < 200 mg/dL (5,1 mmol/L) | Lý tưởng |
200 – 239 mg/dL (5,1 – 6,2 mmol/L) | Ranh giới cao |
≥ 240 mg/dL (6,2 mmol/L) | Cao |
Ngoài ra, ở mỗi độ tuổi và giới tính cũng có sự thay đổi về chỉ số cholesterol toàn phần:
Đối tượng | Chỉ số Cholesterol toàn phần bình thường |
Người dưới 19 tuổi | < 170 mg/dL |
Nam giới trên 20 tuổi | 125-200 mg/dL |
Nữ giới trên 20 tuổi | 125-200 mg/dL |
* Mỗi đơn vị bệnh viện thực hiện xét nghiệm có thể có những biến động nhỏ giữa các chỉ số.
>> Vậy tăng Cholesterol toàn phần hay tăng Cholesterol máu là gì?
Tăng Cholesterol máu là tình trạng nồng độ LDL Cholesterol và Triglyceride tăng cao, trong khi đó HDL Cholesterol giảm. Điều này cũng kéo theo Cholesterol toàn phần cao, là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm như xơ vữa động mạch, huyết áp cao, tai biến mạch máu não…
4. Nguyên nhân cholesterol toàn phần tăng cao
4.1. Nguyên nhân chính từ chế độ ăn uống
Ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều cholesterol, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có trong nội tạng động vật, thịt mỡ, da động vật, đồ ăn nhanh, đồ chiên xào và những loại dầu thực vật có hàm lượng cholesterol cao như dầu dừa, dầu cọ, dầu hướng dương, bơ… sẽ dẫn đến dư thừa cholesterol.
Ngoài ra, khi người bệnh ăn ít chất xơ, nhiều tinh bột và các loại nước ngọt cũng thúc đẩy triglyceride tăng cao.
4.2. Do tính di truyền
Nếu trong gia đình có tiền sử tăng cholesterol trong máu thì nguy cơ bạn bị cholesterol tăng cao. Một bệnh lý di truyền thường gặp là do tăng cholesterol trong máu có tính gia đình. Rối loạn di truyền này ngăn cơ thể loại bỏ LDL cholesterol.
Theo Viện nghiên cứu Bộ Gen người Quốc gia, hầu hết người trưởng thành mắc chứng này đều có mức cholesterol toàn phần trên 300mg/dL và LDL cholesterol trên 200mg/dL.
4.3. Do bệnh lý hoặc sử dụng thuốc
Những người bị các bệnh lý dưới đây hoặc đang trong quá trình dùng thuốc cũng gặp phải tình trạng tăng cholesterol toàn phần:
- Người bị suy giáp, tiểu đường
- Người bị bệnh thận mãn tính
- HIV/AIDS
- Lupus
- Sử dụng các loại thuốc kiểm soát huyết áp, bệnh ung thư, HIV/AIDS, kiểm soát nhịp tim hoặc cấy ghép nội tạng
4.4. Do ít vận động
Ít vận động là nguyên nhân thúc đẩy cholesterol tăng cao. Khi cơ thể nạp quá nhiều chất béo mà không tiêu thụ hết sẽ dẫn đến dư thừa cholesterol, gây nên tình trạng thừa cân, béo phì, làm rối loạn mỡ máu.
4.5. Một số yếu tố nguy cơ khác
Ngoài những yếu tố trên còn một số nguyên nhân dẫn đến tăng cholesterol trong máu như:
- Hút thuốc lá
- Sử dụng rượu bia
- Tuổi tác: Gặp nhiều ở người già do chức năng chuyển hóa mỡ trong cơ thể suy giảm và dần có xu hướng trẻ hóa
5. Các biến chứng nguy hiểm khi cholesterol tăng cao
Cholesterol toàn phần cao dẫn đến sự tích tụ của cholesterol trên thành mạch, hình thành xơ vữa động mạch, làm giảm lưu lượng máu và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Đau tức ngực hoặc bệnh động mạch vành: Do động mạch vành không được bơm đủ máu
- Đau tim, nhồi máu cơ tim: Nếu các mảng xơ vữa bị vỡ ra có thể hình thành cục máu đông chặn dòng chảy của máu làm tắc nghẽn động mạch, gây nên các cơn đau tim
- Đột quỵ: Tương tự nhồi máu cơ tim, đột quỵ xảy ra khi cục máu đông chặn dòng chảy của máu lên não
- Tử vong: nếu không xơ cứu kịp thời nhồi máu cơ tim và đột quỵ có thể dẫn đến tử vong
Mỡ máu Tâm Bình – TOP 1 sản phẩm được tin dùng hỗ trợ giảm Cholesterol, hạ mỡ máu
Thương hiệu: Dược phẩm Tâm Bình
6. Điều trị Cholesterol tăng cao như thế nào hiệu quả nhất?
Để điều trị mỡ máu cao, các bác sĩ thường chỉ định nhóm thuốc Statin. Statin giúp giảm mỡ máu nhanh nhờ ức chế Enzyme tổng hợp Cholesterol tại gan. Tuy nhiên, mỡ máu dễ tăng lại khi dừng uống. Sử dụng Statin trong thời gian dài còn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho gan, thận, dạ dày…. Vì vậy, người bệnh có xu hướng sử dụng thảo dược hoặc tinh chất tự nhiên để hỗ trợ hạ mỡ máu vì tính an toàn, bền vững.
6.1. Hạ cholesterol bằng thảo dược
Để điều trị mỡ máu cao, Y học cổ truyền nước ta thường sử dụng một số thảo dược như: Lá sen, Giảo cổ lam, Sơn tra, Nần vàng, Actiso… Theo kinh nghiệm dân gian, có thể dùng các thảo dược này đem đun sắc trực tiếp hoặc sao khô, hãm uống thay trà để giảm mỡ máu, mỡ gan.
Tuy nhiên, việc sử dụng thảo dược hạ mỡ máu, hạ cholesterol cần biết cách phối kết hợp để thúc đẩy công năng của các tạng phủ nhằm giảm mỡ máu toàn diện. Ví dụ như có thể kết hợp các vị thuốc bổ gan để tăng cường chức năng đào thải mỡ ở gan và cải thiện cơ quan tiêu hóa, giúp tiêu mỡ hiệu quả.
Ngoài ra, cần dùng trong thời gian dài để thấy hiệu quả rõ rệt.
Hiện nay, sự ra đời của công nghệ bào chế hiện đại đã khắc phục các nhược điểm khi sử dụng thảo dược theo cách truyền thống. Thay vì đun sắc, thảo dược được chiết tách và bào chế dưới dạng phù hợp, đảm bảo về mặt hàm lượng, dược tính, thuận tiện cho người dùng.
6.2. Giảm cholesterol bằng tinh chất được khoa học nghiên cứu
Trên thế giới, các nhà khoa học cũng nghiên cứu thành công các chiết xuất thảo dược dùng cho người có mỡ máu, cholesterol cao. Trong đó, Nanocurcumin dạng lỏng (CHLB Đức) và Bergamot chiết xuất từ Cam Địa Trung Hải là 2 tinh chất vượt trội hơn cả, đạt chuẩn an toàn GRAS của FDA Hoa Kỳ.
Chiết xuất Bergamot được ví như “Statin tự nhiên”, với hơn 440 nghiên cứu trong hỗ trợ giảm mỡ máu, cholesterol. Nanocurcumin dạng lỏng có tính hấp thu gấp 185 lần curcumin thông thường, tan hoàn toàn trong nước, sử dụng công nghệ tách dầu nên không gây nóng cho cơ thể.
Hỗ trợ bảo vệ gan, giảm Cholesterol An toàn
Theo Báo sức khỏe đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế, Chức năng gan suy giảm khiến quá trình chuyển hóa gặp vấn đề là nguyên nhân hàng đầu làm tăng Cholesterol.
Do đó, để điều trị bệnh hiệu quả, bên cạnh việc giảm Cholesterol, cần phải bảo vệ và tăng cường chức năng gan, nâng cao khả năng chuyển hóa và đào thải mỡ dư thừa. Nên ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược hoặc tinh chất tự nhiên để hạn chế tác dụng phụ.
Mỡ máu Tâm Bình là một trong số ít các sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu và bảo vệ gan có nguồn gốc thiên nhiên được tin dùng hiện nay. Sản phẩm đạt chứng nhận Hàng Việt Nam Chất lượng cao, Top 1 Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích.
Mỡ máu Tâm Bình kết hợp 7 vị thảo dược quý gồm: Giảo cổ lam, Nần vàng, Trạch tả, Lá sen, Actiso, Sơn tra, Ngưu tất cùng hai tinh chất Nanocurcumin (dạng lỏng – nhập khẩu từ CHLB Đức) và chiết xuất cam Bergamot (Cam Địa Trung Hải). Sản phẩm có công dụng hỗ trợ giảm mỡ máu và giảm mỡ gan, giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ; hỗ trợ thanh nhiệt giải độc và bảo vệ gan. Từ đó hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu gây huyết áp cao, tai biến mạch máu não…
7. Phòng tránh cholesterol tăng cao
Để kiểm soát cholesterol toàn phần hoặc bất cứ thành phần mỡ máu nào cần chú ý đến chế độ ăn uống sinh hoạt và sử dụng thuốc hợp lý. Cụ thể:
- Giảm lượng chất béo trong chế độ ăn uống như:
- Giảm cholesterol có trong thịt động vật như các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt trâu, thịt dê,…) và phomat
- Chất béo bão hòa: có trong một số loại thịt, sản phẩm từ sữa, socola, bánh nướng, đồ chiên rán và thực phẩm chế biến sẵn
- Chất béo chuyển hóa: thực phẩm trong quá trình chiên xào và chế biến
- Tăng cường các loại chất xơ, vitamin có trong rau xanh, hoa quả mọng nước nhiều màu sắc
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày
- Duy trì cân nặng ổn định
- Hạn chế sử dụng rượu bia, hút thuốc lá
Hãy chủ động thay đổi lối sống từ khi còn trẻ để ngăn ngừa cholesterol tăng cao cũng như phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm mà chúng mang lại. Nếu có thắc mắc nào, bạn đọc có thể liên hệ qua hotline 0343.44.66.99 để được hỗ trợ.
XEM THÊM:
- Bí quyết lựa chọn thực phẩm chức năng hạ mỡ máu, hạ cholesterol – Xem ngay để biết
- 6 nguyên nhân khiến Cholesterol tăng cao – Đừng chủ quan!
- Hạ cholesterol toàn phần từ cây Nần vàng (Nần nghệ)