Lá dâu tằm giảm mỡ máu – 4 cách sử dụng đơn giản
27/08/2021
Lá dâu tằm giảm mỡ máu hiệu quả tới đâu có lẽ là băn khoăn của không ít người khi tìm hiểu các thảo dược từ thiên nhiên. Bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời thắc mắc này cùng những lưu ý khi sử dụng.
1. Tác dụng của lá dâu tằm đối với sức khỏe
Cây dâu tằm còn có tên gọi khác là cây tầm tang, dâu cang. Đây là cây thân gỗ, lá mọc so le hình bầu dục, đầu lá nhọn hoặc hơi tù. Mép lá có răng cưa to, từ cuống lá tỏa ra 3 gân rõ. Hầu hết các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc giúp bổ can thận, trị đau nhức xương khớp, mất ngủ… Mùa lá dâu tằm để thu hái làm dược liệu là vào đầu hè.
Theo Đông y, lá dâu tằm (còn gọi là tang diệp) có tính hàn, giúp thanh nhiệt, giải độc. Theo y học hiện đại, lá dâu tằm chứa nhiều acid amin tự do và acid hữu cơ như: phenylalanin, alanin, flavonoid, arginin, sarcosin, propionic, tanin… Nó cũng chứa vitamin C, B1, D.
Vậy lá dâu tằm trị bệnh gì? Hãy cùng liệt kê một số công dụng cơ bản
- Chữa ra mồ hôi trộm ở trẻ em, mồ hôi tay ở người lớn: Dùng canh lá dâu non nấu với tôm
- Chữa đau mắt, viêm kết mạc: Xông mắt bằng nước lá dâu tằm
- Trị tàn nhang trên mặt: Uống trà lá dâu tằm
- Lá dâu tằm giảm cân: Uống trà lá dâu tằm
- Lá dâu tằm trị ho cảm, mất ngủ: Uống nước dâu tằm sắc
- Chữa huyết áp cao: Ăn lá dâu tằm nấu canh cá diếc. Hoặc ngâm chân với lá dâu tằm và hạt ích mẫu
- Hạ đường huyết: Theo một nghiên cứu, những người mắc bệnh tiểu đường type 2 uống 1.000mg chiết xuất lá dâu 3 lần/ngày đã giảm đáng kể lượng đường trong máu
- Giảm mỡ máu, hạ cholesterol
2. Lá dâu tằm giảm mỡ máu có tốt không?
Một trong những công dụng không thể bỏ qua của lá dâu tằm là giúp giảm mỡ máu. Bởi nó mang tới nhiều tác dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh.
- Tăng đào thải triglyceride và cholessterol xấu dư thừa trong máu. Đồng thời tăng hàm lượng cholesterol tốt.
- Tăng lượng oxit nitric trong cơ thể. Từ đó ngăn khả năng hình thành các cục máu đông. Ngăn ngừa xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
- Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất từ lá dâu tằm có thể bảo vệ các tế bào gan. Chức năng gan được cải thiện giúp tăng cường chuyển hóa lipid trong máu.
- Lá dâu tằm đốt cháy chất béo dư thừa trong cơ thể. Từ đó hạn chế diễn biến xấu của bệnh do thừa cân, béo phì gây ra.
- Lượng vitamin và khoáng chất dồi dào trong lá dâu tằm cũng giúp tăng cường sức khỏe tổng thể của người bệnh.
3. Cách dùng lá dâu tằm giảm mỡ máu
Cách sử dụng lá dâu tằm để trị bệnh mỡ trong máu cao cũng khá đơn giản. Tuy nhiên, bạn cần kiên nhẫn trong khâu chuẩn bị và đợi thuốc phát huy tác dụng.
3.1. Uống nước dâu tằm tươi
Chuẩn bị: 10 gram lá dâu tằm bánh tẻ tươi
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá dâu tằm
- Đun sôi lá dâu tằm cùng 750ml nước
- Uống thay nước trong ngày
3.2. Trà lá dâu tằm khô giảm mỡ máu
Nếu không có thời gian chuẩn bị lá dâu tằm tươi, bạn hoàn toàn có thể dùng dạng khô của loại lá này. Lúc này cách làm trà lá dâu tằm rất dễ thực hiện. Bạn chỉ cần lấy một nắm lá dâu tằm khô cho vào ấm hãm uống thay trà.
3.3. Bột lá dâu tằm
Lá dâu tằm khô có thể tán thành bột để bảo quản hoặc bạn cũng có thể mua dạng bột sẵn trên thị trường. Lưu ý là cần mua lá dâu tằm khô ở địa chỉ uy tín đã được cấp phép. Mỗi lần sử dụng bạn chỉ cần pha một thìa nhỏ bột với nước ấm. Có thể thêm chút mật ong để tăng hương vị.
3.4. Bài thuốc hạ mỡ máu từ lá dâu tằm
Chuẩn bị:
- Lá dâu tằm: 30 gram
- Lá sen: 40 gram
- Rau má, rễ dành dành, táo mèo khô, kim ngân hoa: mỗi loại 20 gram
- Rễ cỏ xước: 15 gram
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tất cả các nguyên liệu
- Cho nguyên liệu vào nồi sắc với 2 lít nước. Chắt lấy nước uống thay nước lọc trong ngày.
4. Ai không nên dùng lá dâu tằm trị mỡ máu cao?
Tuy là thảo dược thiên nhiên, lành tính nhưng lá dâu tằm không phù hợp với một số đối tượng:
- Người có cơ thể yếu
- Bị tiêu chảy
- Người bị viêm đường tiết niệu
- Phụ nữ mang thai và cho con bú
5. Lưu ý cho người bệnh
Để đảm bảo an toàn người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng
- Trong quá trình dùng nếu cơ thể xuất hiện bất kỳ biểu hiện bất thường nào cần ngưng sử dụng ngay. Một số tác dụng phụ dù hiếm gặp là: buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, đầy hơi, táo bón.
- Hiệu quả của phương pháp này còn tùy thuộc vào cơ địa từng người.
Hy vọng thông tin về lá dâu tằm giảm mỡ máu trong bài hữu ích với bạn. Nếu cần tư vấn thêm về bệnh mỡ máu đừng ngần ngại gọi tới hotline 0865 344 349.
XEM THÊM:
- Rối loạn mỡ máu – Căn bệnh nguy hiểm ngày càng phổ biến
- Mỡ máu nên ăn gì kiêng gì? – Cách lên thực đơn đơn giản