[Điểm danh] 11 sai lầm trong điều trị mỡ máu bạn nên biết

19/10/2021

Sai lầm trong điều trị mỡ máu có thể khiến các chỉ số mỡ máu tăng cao, ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim… Vậy có những sai lầm trong điều trị mỡ máu nào cần chú ý, Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng sẽ giải đáp qua bài viết dưới đây.

1. Top 11 sai lầm trong điều trị mỡ máu – theo chuyên gia

sai lầm trong điều trị mỡ máu
Gặp phải những sai lầm dưới đây có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

Mỡ máu cao là bệnh lý rối loạn chuyển hóa lipid máu khi một trong số các chỉ số cholesterol toàn phần, triglyceride, HDL Cholesterol (mỡ tốt). LDL cholesterol (mỡ xấu) nằm ngoài ngưỡng cho phép. Bệnh mỡ máu cao do nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn tập trung vào chế độ ăn uống sinh hoạt không khoa hoc, cộng với lối sống ít vận động.

Thông thường, người bệnh không biết mình bị mỡ máu cho đến khi kiểm tra sức khỏe. Chính vì vậy việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn. Phần lớn người bệnh chủ quan trong cách điều trị có thể khiến bệnh không những không thuyên giảm mà còn kéo theo nhiều hệ lụy. Dưới đây là top 11 lý do bệnh mỡ máu chữa mãi không khỏi.

 ➱  ➱ Thế nào là bệnh mỡ máu cao (rối loạn mỡ máu)? Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là cao?

1.1. Chủ quan không kiểm tra chỉ số mỡ máu

Do bệnh mỡ máu cao không có những triệu chứng đặc trưng. Người bệnh chỉ cảm nhận được các cơn hoa mắt, chóng mặt hay tê bì chân tay thoáng qua và cho rằng đây là bệnh của người già hoặc do cơ thể thiếu chất hình thành. Chính vì vậy, đến khi các triệu chứng kéo đến với tần suất nhiều, lúc này người bệnh mới tá hỏa đi tìm cách chữa. Bệnh có thể đã gây ra một số biến chứng như xơ vữa mạch máu, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.

Chính vì vậy cần chủ động thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ một năm ít nhất 2 lần hoặc ngay khi có triệu chứng dưới đây cần sàng lọc kết quả xét nghiệm máu:

– Vòng eo lớn do có nhiều mỡ

– Người thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, tê bì chân tay

– Tinh thần mệt mỏi, thỉnh thoảng có các cơn thiếu máu cục bộ…

1.2. Lười vận động

lười vận động gây mỡ máu cao
Lười vận động càng khiến mỡ không được tiêu hao.

Một trong những thói quen ảnh hưởng đến quá trình điều trị rối loạn lipid máu chính là lười vận động, không thường xuyên tập thể dục thể thao.

Theo nghiên cứu, việc tăng cường vận động thể dục thể thao ít nhất 5 lần mỗi tuần, mỗi lần 30 phút có thể tăng mỡ tốt, giảm mỡ xấu. Ngoài ra còn giải phóng năng lượng. Do vậy bạn nên lựa chọn các bộ môn thể thao phù hợp với sức khỏe như đi bộ, đạp xe, chơi cầu lông, đá bóng, yoga để có cơ thể dẻo dai.

1.3. Ăn cố thức ăn

Ăn cố thức ăn, đặc biệt các loại thực phẩm giàu chất béo, giàu năng lượng sẽ khiến cơ thể tích tụ nhiều triglyceride, một chất béo góp phần gây xơ vữa động mạch. Vì vậy chỉ nên ăn đủ số lượng thức ăn cơ thể cần trong ngày. Hoặc bạn có thể chia nhỏ các bữa ăn để cơ thể không bị quá tải.

1.4. Ăn uống không kiểm soát, thích gì ăn đó

Một trường hợp thường thấy khiến việc chữa mỡ máu ngày càng khó khăn chính là không kiểm soát được lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Nhiều người vẫn nghĩ mình đang sử dụng thuốc hay các sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu nên dù có ăn gì cũng sẽ được đào thải cholesterol xấu ra ngoài. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến chỉ số mỡ máu tăng cao, bất chấp việc bạn vẫn đang uống thuốc đều đặn.

Thay vào đó, người bệnh nên lên thực đơn khoa học cho mỗi ngày, mỗi bữa để cơ thể có thể hấp thu tốt hơn. Cụ thể:

  • Tăng cường chất xơ, vitamin có trong các loại rau củ quả
  • Bổ sung các loại cá béo giàu omega-3 như cá hồi, cá ngừ, cá mòi
  • Hạn chế chất béo có trong mỡ, da, nội tạng động vật, thịt đỏ
  • Hạn chế đồ nhiều đường, muối
  • Hạn chế thực phẩm đóng gói đã qua chế biến
  • Hạn chế sử dụng nhiều tinh bột
  • Không nên sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích

>>> Tìm hiểu thêm: Mỡ máu cao nên ăn gì kiêng gì?

1.5. Kiêng khem quá mức

Trong quá trình điều trị mỡ máu, rất nhiều người muốn bệnh nhanh khỏi bằng cách không nạp bất kỳ chất béo nào vào cơ thể, chỉ ăn các món thuần chay. Điều này khiến cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng đồng thời không đủ sức khỏe để làm việc. Việc hạ mỡ máu cũng bị ảnh hưởng.

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, chất béo không có hại, chúng góp phần cấu thành nên màng tế bào đồng thời dự trữ điều tiết năng lượng, bảo vệ cơ thể khỏi những biến đổi nhiệt. Vì vậy, người bệnh nên nạp một lượng vừa phải chất béo. Bên cạnh đó có thể nạp 60% lượng thực phẩm chứa tinh bột, đường so với người bình thường trong một ngày.

1.6. Quá lạm dụng thuốc điều trị mỡ máu

lạm dụng thuốc điều trị mỡ máu
Lạm dụng thuốc điều trị mỡ máu có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.

Thuốc hạ mỡ máu như nhóm Statin, Niacin, Fibrate có tác dụng hạ mỡ máu nhanh chóng, cách sử dụng dễ dàng. Chính vì vậy người bệnh thường tự ý mua về sử dụng hoặc sử dụng lại đơn thuốc của người khác. Điều này dẫn đến tình trạng nhờn thuốc hoặc gặp phải những tác dụng phụ như: tăng men gan, yếu cơ, nhược cơ, đau dạ dày.

Hơn nữa, cần uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ và đúng liệu trình, tránh tình trạng mỡ máu tăng cao sau khi dừng uống.

1.7. Sai lầm trong điều trị mỡ máu là không quan tâm đến cân nặng

Cũng giống như việc ăn cố hay không kiểm soát chế độ ăn uống, điều này sẽ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. Đây chính là nguyên nhân khiến lượng mỡ xấu trong máu tăng cao, điều trị khó khăn hơn, tốn nhiều thời gian và chi phí hơn.

Nghiên cứu chỉ ra trọng lượng cơ thể dư thừa sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, nhất là ở vùng bụng. Béo phì ảnh hưởng đặc biệt đến hệ tim mạch và xương khớp. Vì vậy hãy chủ động kiểm soát cân nặng của mình bằng cách giảm ăn và tăng tập luyện.

1.8. Không kiên trì điều trị

Kiên trì điều trị mỡ máu là một trong những yếu tố tiên quyết để trả lời cho câu hỏi bệnh mỡ máu có chữa khỏi không. Việc kiên trì áp dụng chế độ ăn uống sinh hoạt hoặc theo phác đồ điều trị của bác sĩ sẽ giúp người bệnh theo dõi được chỉ số sức khỏe của mình.

Hơn nữa, bệnh mỡ máu vẫn có nguy cơ tái lại nếu người bệnh không theo dõi chặt chẽ. Ngay cả khi cơ thể bạn khỏe mạnh nhưng chưa chắc bệnh mỡ máu đã được chữa khỏi. Do vậy nên tuân thủ phác đồ điều trị, nếu muốn dừng hoặc chuyển qua phương pháp khác nên được sự tư vấn từ bác sĩ.

1.9. Chọn các sản phẩm hạ mỡ máu không rõ nguồn gốc

Đây cũng chính là một trong những sai lầm trong điều trị mỡ máu khiến bệnh mãi không khỏi. Nhiều người lo ngại tác dụng phụ của thuốc tây, muốn chuyển sang dùng các sản phẩm từ thảo dược. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có không ít sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thành phần không đảm bảo, có thể trộn thuốc tây để hiệu quả nhanh hơn.

Vì vậy, người mua khi không cẩn thận kiểm tra có thể “tiền mất, tật mang”, bệnh tình ngày càng nặng.

Trước khi lựa chọn những sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc thảo dược cần chú ý:

  • Nguồn gốc xuất xứ sản phẩm
  • Thành phần có trộn thuốc tây hay không hoặc có những thành phần nào cơ thể bị mẫn cảm
  • Thương hiệu có uy tín không
  • Chất lượng đã được kiểm chứng hay chưa

1.10. Uống nhiều rượu bia khi điều trị mỡ máu

Tương tự với việc ăn uống quá độ thì uống nhiều rượu bia sẽ khiến chỉ số cholesterol trong máu tăng cao, đồng thời làm ảnh hưởng đến gan khiến gan không chuyển hóa được mỡ. Vì vậy, không nên sử dụng quá nhiều rượu bia.

1.11. Tâm lý thờ ơ, chủ quan trong điều trị mỡ máu

Điều góp phần ảnh hưởng đến quá trình điều trị mỡ máu chính là tâm lý chủ quan trong mỗi người bệnh. Do bệnh chỉ có những triệu chứng âm thầm, không rõ ràng nên người bệnh rất dễ bỏ qua. Vì thế việc điều trị cũng không kịp thời. Phải đến khi gặp những biến chứng nguy hiểm hơn mới đi tìm cách chữa.

2. Sai lầm trong điều trị mỡ máu ảnh hưởng như thế nào?

sai lầm trong điều trị mỡ máu ảnh hưởng như thế nào
Điều trị không đúng cách có thể khiến các chỉ số mỡ máu tăng cao.

Nếu gặp phải những sai lầm trong điều trị bệnh mỡ máu như trên mà không thay đổi hoặc khắc phục, người bệnh có thể đối mặt với những hậu quả, biến chứng nguy hiểm như:

  • Không cải thiện được chỉ số mỡ máu, tình trạng bệnh còn tăng nặng
  • Có thể gặp phải xơ vữa động mạch dẫn đến thiếu máu lên não gây tai biến, thiếu máu đến tim gây nhồi máu cơ tim
  • Cao huyết áp
  • Gan nhiễm mỡ do mỡ quá nhiều, bám vào gan và gan không đào thải hết cholesterol
  • Suy giảm chức năng sinh lý như rối loạn cương dương ở nam, giảm ham muốn ở nữ giới

Chính vì vậy người bệnh cần điều trị dứt điểm và triệt để để bệnh không gây ra biến chứng nguy hiểm.

3. Lời khuyên từ chuyên gia trong điều trị bệnh rối loạn mỡ máu

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, việc hạ mỡ máu rất đơn giản nếu như người bệnh phát hiện và điều trị sớm, kiên trì tuân thủ phác đồ của bác sĩ cũng như tự mình quản lý chế độ ăn uống sinh hoạt. Cần nắm được những sai lầm trong điều trị mỡ máu cao để tránh. Bên cạnh đó nên:

  • Kiểm tra chỉ số mỡ máu ít nhất 6 tháng/lần. Nếu đang điều trị có thể kiểm tra sớm hơn
  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái
  • Nên ngủ sớm trước 11 giờ, không tạo áp lực đến gan
  • Chủ động kiểm soát cân nặng và chế độ ăn uống, sinh hoạt
  • Nên tìm hiểu kỹ các sản phẩm muốn sử dụng

Trên đây là một số sai lầm trong điều trị mỡ máu cao người bệnh cần tránh. Hãy chủ động chia sẻ những khó khăn đang gặp phải để được tháo gỡ sớm nhất. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn giải đáp.

XEM THÊM: 

Bài viết này có hữu ích cho bạn không?
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài liên quan

0343446699
popupn Background